Gỡ mìn Mìn

  • Gỡ/phá mìn: mìn sẽ bị phá hủy bằng cách cho nổ có kiểm soát, bắn hoặc bằng máy phá mìn chuyên nghiệp.
  • Vô hiệu hóa mìn: mìn sẽ được cài chốt an toàn để không thể phát nổ được. Sau đó nó có thể được sử dụng lại hoặc bị phá hủy.

Về nguyên tắc người ta phân biệt gỡ mìn quân sự và gỡ mìn nhân đạo. Gỡ mìn quân sự để nhanh chóng vượt qua khu vực gài mìn với tổn thất nhỏ. Gỡ mìn nhân đạo thì lại có mục tiêu trước tiên là trả lại sự an toàn cho cuộc sống của thường dân (như tái định cư, trồng trọt, tiếp cận nguồn nước v.v.).

Việc gỡ mìn quân sự khó khăn nhiều do không thể sử dụng thiết bị lớn mạnh và yêu cầu thời gian. Trong các trận đánh, người ta thường dùng bộc phá để kích nổ mìn và dọn dẹp vật cản. Bộc phá ống của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm nhiều cột dài chứa thuốc nổ, liên tiếp đặt lên và kích nổ tạo thành một đường hào, dọn dẹp mìn và hàng rào.

Mỹ hiện nay dùng một loại tên lửa có đầu nổ lõm tạo áp suất cao trên mặt đất, tên lửa bắn đi từ xe, điều khiển dây tầm vài chục mét.

Trong thời bình, có nhiều phương pháp phát hiện và tháo gỡ, nhưng chậm và mức độ nguy hiểm lớn.

Người ta dùng các máy dò điện từ để phát hiện vỏ kim loại của mìn. Các radar sâu để phát hiện các điểm đặc biệt trong đất, các máy siêu âm nhận ra vật cứng trong đất. Phương pháp tiên tiến là dùng X-quang nhận ra khối thuốc nổ trong đất, nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Khi thấy bom mìn lớn nhỏ, người ta có thể gỡ hay tiên tiến hơn dùng các tia nước mạnh kích nổ phá hủy chúng. Với bom mìn lớn, dùng hơi nước xì chảy thuốc nổ, tháo dần ra. Nhìn chung rất nguy hiểm vì chi tiết cấu tạo bom mìn đã cũ rỉ, không tin cậy.